6 quận không phải sáp nhập
Đầu tháng 12.2023,ápnhậpphườphim bí mật nơi góc tối UBND TP.HCM gửi Bộ Nội vụ phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Điểm đáng chú ý trong phương án là trong 7 năm tới, TP.HCM không có quận, huyện nào phải sáp nhập; riêng H.Nhà Bè và Q.6 dù thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên chưa sắp xếp. Thay vào đó, TP.HCM chỉ sáp nhập 80 phường ở 10 quận.
Điều này khác với kết quả rà soát của Sở Nội vụ TP hồi tháng 8.2023 khi TP.HCM có 6 quận (Q.3, Q.4, Q.5, Q.10, Q.11 và Q.Phú Nhuận) và 142 phường có dân số và diện tích không đảm bảo tiêu chuẩn.
Cụ thể, đơn vị hành chính cấp quận có dân số từ 150.000 người, diện tích tự nhiên từ 35 km2trở lên và ít nhất 10 phường. Cấp huyện ở khu vực đồng bằng có dân số từ 120.000 người, diện tích từ 450 km2và 13 xã, thị trấn trở lên. Đối với cấp phường, diện tích từ 5,5 km2, dân số phường thuộc quận từ 15.000 người, phường thuộc thành phố từ 7.000 người trở lên; xã rộng từ 30 km2và dân số từ 8.000 người trở lên.
Danh sách 80 phường được TP.HCM đề xuất sáp nhập
Theo Nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2026 - 2030 gồm 3 trường hợp. Thứ nhất, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn. Thứ hai, đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn. Thứ ba, đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn.
Về lý do không sắp xếp 6 quận như khảo sát ban đầu, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết khi rà soát lại và tính toán dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi thì các quận đều trên 300.000 dân. Ngoài ra, TP.HCM cũng đề xuất vận dụng 7 yếu tố đặc thù để chưa sắp xếp các quận, huyện ngoại thành.
Còn đối với các phường, nếu không đạt cả 2 tiêu chí dân số và diện tích thì mới sắp xếp. Qua rà soát, Sở Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp 80 phường còn 38 phường, giảm 39 phường so với hiện nay. "TP.HCM là đô thị đặc biệt, quan điểm của lãnh đạo thành phố muốn ổn định để phát triển nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm nghị quyết của T.Ư", ông Nhân nói thêm.
Sắp xếp một lần sẽ bớt xáo trộn
Tiêu chuẩn đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, phường phải rộng từ 1,1 km2 và dân số trên 30.000 người; giai đoạn 2026 - 2030 thì phường có diện tích 1,65 km2và dân số trên 45.000 người. Đây là tiêu chuẩn để các quận, huyện rà soát.
Theo kết quả rà soát ban đầu của Sở Nội vụ, Q.Gò Vấp có 5 phường (1, 4, 7, 9 và 13) thuộc diện sáp nhập trong giai đoạn 2023 - 2025. Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp, cho biết khi lập phương án thì quận thảo luận và thống nhất lập phương án với tầm nhìn đến năm 2030 và sắp xếp một lần để ổn định bộ máy. Sau khi rà soát tổng thể cho cả giai đoạn 2023 - 2030, Q.Gò Vấp có 8 phường không đủ diện tích và dân số, cần phải sáp nhập.
Cụ thể, địa phương dự kiến sáp nhập 3 phường (1, 4, 7) thành P.1; P.9 sáp nhập vào P.8; P.13 một phần sáp nhập vào P.14 và một phần vào P.15. Các phường sáp nhập vào phường mới có ranh liền kề. Riêng P.13 có đặc thù kinh tế - xã hội còn khó khăn nên sáp nhập một phần vào P.14 để hỗ trợ vực dậy, phần còn lại liền ranh với P.15 theo tuyến rạch. Sau sắp xếp, Q.Gò Vấp còn 12 phường, giảm 4 phường so với hiện nay.
Chủ tịch Q.Gò Vấp đánh giá đây là phương án ít ảnh hưởng nhất đến người dân và bộ máy hành chính. Bởi nếu điều chỉnh địa giới hành chính, thay đổi tên phường càng nhiều thì ảnh hưởng đến người dân càng lớn khi phải đổi giấy tờ, CCCD, nhà đất… Các phường sau khi sắp xếp có dân số trên dưới 50.000 người, tương đối vừa sức trong công tác quản lý của đơn vị hành chính cấp phường.
Ở khu vực trung tâm, Chủ tịch UBND Q.5 Trương Minh Kiều cho biết quận không thuộc diện sáp nhập do có tổng dân số quy đổi hơn 300.000 người. 3 năm trước, Q.5 từng sáp nhập P.15 vào P.12, và sắp tới sẽ sáp nhập thêm 8 phường khác. Có 2 phường không đưa vào phương án sáp nhập là P.13 và P.14. Bà Kiều cho biết đây là 2 phường có quy hoạch đô thị tương đối đẹp, liền kề nhau, có hoạt động thương mại nhộn nhịp và đóng góp lớn cho ngân sách.
Các phường còn lại, quận tính toán sắp xếp theo đồ án quy hoạch, vị trí địa lý, tuyến đường, cân đối cơ sở hạ tầng phục vụ người dân sau khi sáp nhập. Theo kế hoạch, Q.5 sáp nhập 8 phường thành 4 phường, toàn quận còn 10 phường. "10 phường là tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp quận, nên không thể giảm thêm", bà Kiều nói và cho biết đây là phương án tối ưu nhất của địa phương.
Nếu phương án sáp nhập trên được thông qua, Q.5 sẽ trải qua 4 lần chia tách, sáp nhập từ năm 1975 đến nay. Ba lần trước gồm năm 1976 chia tách từ 6 phường thành 24 phường, đến năm 1986 chia lại thành 15 phường, và đến năm 2021 còn 14 phường.
Theo phương án của UBND TP.HCM, đa số các quận nhập từ 2 phường thành phường mới, có 7 trường hợp từ 3 phường, có 9 phường phải điều chỉnh ranh giới. Các phường mới đều đạt quy chuẩn về quy mô dân số (cá biệt P.1, Q.Gò Vấp có gần 92.000 người), có 12 phường mới dân số trên 45.000 người (trên 300% dân số tiêu chuẩn) nhưng diện tích vẫn không đạt quy định. Hầu hết các phường đều giữ lại tên của 1 phường cũ trước khi sáp nhập, riêng Q.8 đổi tên phường từ số thành chữ (Rạch Ông, Hưng Phú, Xóm Củi).
TP.HCM điều chỉnh 4 dự án giao thông với số vốn hơn 11.400 tỉ đồng
Ổn định để phát triển
Vấn đề sáp nhập đơn vị hành chính được nêu ra nhiều trong các buổi tiếp xúc cử tri và ngay tại kỳ họp cuối năm 2023 của HĐND TP.HCM. Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM Trần Kim Yến cho biết hầu hết người dân mong muốn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn sẽ được thực hiện đúng kế hoạch với phương án hợp lý, khoa học; đồng thời cần đánh giá toàn diện, đồng bộ về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa. "Khi sắp xếp phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là trong việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan", bà Yến đề nghị.
Theo quy định hiện hành, người dân được miễn phí khi thay đổi giấy tờ xuất phát từ việc thay đổi địa giới hành chính, nhưng điều họ ngán ngẩm nhất là mất thời gian làm thủ tục.
Về việc gom 2 giai đoạn thành một phương án tổng thể, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết nếu làm từng giai đoạn một thì dễ bị rối, bởi vì vừa sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 xong lại phải tiếp tục thực hiện giai đoạn 2026 - 2030. Khi gom lại thành một giai đoạn 2023 - 2030, TP.HCM sẽ tập trung sắp xếp, nhanh chóng ổn định bộ máy, giải quyết một lần các thủ tục cho người dân, tập trung phát triển kinh tế - xã hội.
Việc sắp xếp các phường, ông Nhân cho biết TP.HCM rất cân nhắc để vừa thực hiện chủ trương chung nhưng ít quá tải đến bộ máy sau sáp nhập. Thực tế ở các quận, khi nhập 2 phường thì dân số tăng gấp đôi nhưng diện tích vẫn không đủ, nhiều quận phải nhập 3 phường thành một phường. Khi sáp nhập, số lượng hồ sơ, doanh nghiệp, khối lượng công việc tăng gấp đôi, gấp ba nhưng bộ máy giảm một nửa. Một vấn đề khó khăn khác mà thành phố phải đối mặt là sắp xếp cán bộ, công chức ở các phường cũ, bên cạnh thay đổi giấy tờ của người dân, doanh nghiệp.
Theo Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp Nguyễn Trí Dũng, điểm thuận lợi của việc bố trí công chức sắp tới là Nghị định 33/2023 của Chính phủ cho phép cấp phường cứ tăng thêm 5.000 dân ngoài tiêu chuẩn dân số thì được phép tăng một công chức và một người hoạt động không chuyên trách, chứ không bị khống chế mức trần như trước. Sắp tới khi giải thể 4 phường, quận sẽ có kế hoạch cân đối, điều chuyển công chức qua các phường khác.